Thông thường khi chuyển việc, hoặc ly hôn với người phụ thuộc visa, trong vòng 14 ngày chúng ta cần làm thủ tục khai báo, báo cáo thay đổi. Thủ tục này có tên trong tiếng Nhật là 届出.
Vì tính chất quan trọng của việc khai báo sẽ ảnh hưởng đến visa sau này nên mọi người hãy cùng tìm hiểu và nắm rõ thủ tục này mọi người nhé.
Ⅰ. TỔNG QUAN VỀ THỦ TỤC BÁO CÁO THAY ĐỔI VÀ ĐỐI TƯỢNG CẦN BÁO CÁO THAY ĐỔI THÔNG TIN.
Cơ quan tổ chức hoạt động
Cơ quan ký kết hợp đồng
Người phối ngẫu (vợ/ chồng)
Mục đích
Thực hiện báo cáo thay đổi về công việc hoặc mục đích lưu trú của những người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật Bản
Loại thủ tục báo cáo
Thông báo liên quan đến cơ quan, tổ chức liên kết (tổ chức hoạt động)
Thông báo liên quan đến cơ quan, tổ chức liên kết (cơ quan ký kết hợp đồng)
Thông báo liên quan đến người phối ngẫu (vợ hoặc chồng)
Đối tượng thực hiện báo cáo
– Giáo sư – Chuyên gia cao cấp số 1 (HA) – Chuyên gia cao cấp số 2 (HA) – Kinh doanh/ quản lý – Nghiệp vụ pháp lý/ kế toán – Y tế, giáo dục – Thuyên chuyển nội bộ công ty – Thực tập kỹ năng – Du học, tập huấn
– Chuyên môn cao cấp số 1 và số 2
(I hoặc RO) – Nghiên cứu, điều dưỡng, – Công nghệ kỹ thuật/ trí thức nhân văn/ nghiệp vụ quốc tế – Giải trí (giới hạn trường hợp hoạt động dựa trên ký kết cùng với tổ chức liên quan) – Thực tập kỹ năng, kỹ năng đặc định.
– Lưu trú gia đình
(giới hạn người có công việc thường ngày là người phối ngẫu) – Vợ/ chồng của người Nhật,… (giới hạn với người có thân phận với tư cách là người phối ngẫu) – Vợ/ chồng của người vĩnh trú (giới hạn với người có thân phận với tư cách là người phối ngẫu).
Thời hạn thực hiện báo cáo
Trong vòng 14 ngày kể từ ngày phát sinh sự việc
(không tiếp nhận những trường hợp chỉ mới là dự định sẽ làm trong tương lai).
Địa điểm nộp báo cáo
Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh
Ⅱ. CÁC MỤC CẦN BÁO CÁO THAY ĐỔI VÀ ĐƠN BÁO CÁO THAM KHẢO.
Ⅲ. CÁC ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THÔNG BÁO VÀ ĐIỀN ĐƠN THÔNG BÁO.
1. Các điểm cần lưu ý khi thực hiện thủ tục thông báo thay đổi.
A. Đối với cơ quan tổ chức hoạt động. Không cần thông báo về việc thay đổi nhân sự bên trong cùng một tổ chức hoạt động, hay là những thay đổi trong phạm vi trường học.
B. Đối với cơ quan ký kết hợp đồng. Nếu có hợp đồng với công ty phái cử, chỉ báo cáo khi công ty ký hợp đồng của nguồn phái cử thay đổi và không cần báo cáo nếu nơi được phái cử đến thay đổi.
C. Đối với người phối ngẫu (vợ/ chồng). Trường hợp muốn lưu trú tiếp ở Nhật, sau khi đã nộp thông báo “ly hôn” hoặc “qua đời” cần phải đăng ký xin phép thay đổi tư cách lưu trú ngay. Hãy liên hệ ngay với Cục quản lý xuất nhập cảnh gần nhất.
Ngay cả khi đã thông báo, nhưng nếu không thực hiện các hoạt động theo tư cách lưu trú đã đăng ký trong một thời gian nhất định thì có thể bị thu hồi tư cách lưu trú.
Sẽ có trường hợp phải xác nhận nội dung hoạt động sau thông báo, vì có thể là hoạt động không được công nhận, nên hãy tham khảo ý kiến của Cục quản lý xuất nhập cảnh gần nhất.
2. Các điểm cần lưu ý khi điền Đơn thông báo thay đổi.
Cơ quan tổ chức hoạt động
Cơ quan ký kết hợp đồng
Người phối ngẫu (vợ/ chồng)
Ngôn ngữ
Viết bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh.
Người báo cáo (tất cả các trường hợp)
Họ tên
Hãy viết chữ cái aphabet theo giống như thẻ ngoại kiều.
Ngày tháng năm sinh
Giới tính
Quốc tịch/ lãnh thổ
Viết giống như ở trên thẻ ngoại kiều
Địa điểm cư trú
Mã số thẻ ngoại kiều
Người đại diện
Trường hợp người thông báo không phải là chính chủ, hãy điền mối quan hệ giữa chính chủ với người đại diện kèm theo địa chỉ và họ tên của người đó.
Đối với ngày tháng thông báo, hãy điền ngày tiến hành nộp đơn thông báo.
Chữ ký
Phải là của chính người thực hiện thông báo
(không thể hoàn thành thủ tục nếu không phải chữ ký chính chủ).
Thông tin liên lạc
Số điện thoại cá nhân
Lưu ý: trường hợp Cục quản lý xuất nhập cảnh cần xác nhận thông tin.